Thời gian này đang là lúc
cao điểm để các đơn vị hoàn thành Báo cáo tài chính. Một công việc quan trọng
nhất trong năm của đơn vị. Sau đây chukysoviettel.com xin tổng hợp một số lưu lý trong mùa
BCTC 2024.
MỘT SỐ LƯU Ý TRONG MÙA BCTC 2024.
MỘT
SỐ LƯU Ý TRONG MÙA BCTC 2024.
Doanh Nghiệp nào năm tài
chính kế thúc 31/12/2023 thì thời hạn nộp BCTC, QT thuế TNDN, QT thuế TNCN (DN
quyết toán thay) năm 2023 là 23 giờ 59 phút ngày 31/03/2024. Ngày 31/03/2024 rơi chủ nhật
không biết TCT có gia hạn thêm thời gian nộp tờ khai hay không. Chúng ta Chờ thêm thông báo từ TCT.
1. Khi nộp thuyết minh
BCTC thì các Anh/chị xuất ra Excel để tránh lỗi sai định dạng, nếu xuất ra word
nhớ để đuôi docx. Nộp dạng phụ lục của BCTC.
2. Khi nộp QT Thuế TNDN
thì trên trang thuế điện tử có cảnh báo là phải nộp BCTC trước khi nộp QT thuế.
Phải nộp BCTC trước không thuế sẽ từ chối tờ khai.
3.Số liệu chưa chuẩn thì
cố gắng phải khớp doanh thu, ước lượng chi phí phù hợp để tránh bị lệch quá lớn
sau khi làm lại BCTC (Cho những ai chưa xong BCTC và nộp tạm).
4. BCTC không phải như kê
khai thuế nên Anh/chị lưu ý kiểm tra các
số liệu trước khi lên BCTC.
5. Các khoản chi phí
không được trừ cứ hạch toán bình thường theo chế độ kế toán, không tạo ra tài
khoản theo dõi riêng, kế toán tự tổng hợp (Phần mềm Misa thì sẽ tổng hợp cho Anh/chị)
và nhập tay vào chỉ tiêu B4.
5. Thuế GTGT thì phải kiểm
tra tờ khai và TK 1331, 3331 nhé, TK 1331 thì không dư có, TK 3331 thì tùy thực
tế số thuế đã nộp.
6. BHXH, BHYT, BHTN phải
hạch toán chi tiết theo từng TK 3383. 3384, 3385 (TT133) hoặc 3386 (TT200)
7. Số dư TK 156 phải khớp
với giá trị tồn trên bảng cân đối nhập xuất tồn ngày 31/12.
8. Kiểm tra hàng hóa có
âm cục bộ không, nếu âm thì điều chỉnh và tính lại giá xuất kho.
9. Kiểm tra lại lãi gộp,
nếu lãi gộp âm thì phải xem nguyên nhân vì sao vì thông thường lãi gộp không
âm.
10. Số dư ngân hàng đối
chiếu với từng tài khoản mở tại ngân hàng.
11. Hạch toán kế toán
đúng quy trình, hướng dẫn của thông tư 200, thông tư 133. Lưu ý không hạch toán
trực tiếp chi phí vào TK 632 mà phải qua TK 156, 152, 154....(trừ trường hợp
mua bán chuyển thẳng hoặc chi phí vượt định mức)
12. Kiểm tra quỹ có âm cục
bộ không, âm thì kiểm tra lại công nợ phải thu, phải trả, tiền tạm ứng đúng
chưa còn nữa thì mượn tiền bù đắp vào nhé.
Nguồn : sưu tầm
Chúc Anh/chị báo cáo Thành công!